Quy chế tuyển sinh 2019: Tác động lớn đến thí sinh

Trang chủ TIN TỨC TUYỂN SINH Quy chế tuyển sinh 2019: Tác động lớn đến thí sinh

Quy chế tuyển sinh 2019, hiệu lực từ ngày 15-4, có một số điểm mới quan trọng tác động đến số lượng không nhỏ thí sinh xét tuyển vào các trường ĐH

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Thông tư 02/2019/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh ĐH chính quy 2019. Nếu như năm 2018 chỉ có nhóm ngành đào tạo giáo viên (ngành sư phạm) được Bộ GD-ĐT xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (thường được gọi là điểm sàn) thì từ năm 2019, sẽ có thêm điểm sàn cho các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề khi xét tuyển theo phương thức sử dụng điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia.

Nâng chất lượng đầu vào sư phạm

Theo lộ trình đã được công bố trước đây, từ năm 2017, không còn điểm sàn bậc CĐ và từ năm 2018, điểm sàn bậc ĐH cũng sẽ bãi bỏ. Tuy nhiên, trong kỳ xét tuyển 2017, nhiều trường ĐH sư phạm có điểm chuẩn bằng điểm sàn (15,5), nhiều trường CĐ sư phạm giảm điểm xét tuyển xuống đến mức 9 điểm/3 môn khiến dư luận e ngại về chất lượng đào tạo giáo viên. Do vậy, Bộ GD-ĐT đã phải đưa ra nhiều biện pháp nâng chất lượng đầu vào của các trường sư phạm.

Tổng chỉ tiêu ngành sư phạm năm 2018 cắt giảm rất mạnh, tới 38% và tương ứng xu hướng đăng ký xét tuyển vào khối ngành sư phạm (cả bậc ĐH và CĐ) cũng giảm 29% so với năm trước. Hiệu quả rõ rệt là điểm chuẩn trúng tuyển của khối ngành sư phạm năm 2018 tăng mạnh.

Đối với trường không sử dụng kết quả thi THPT quốc gia, Quy chế tuyển sinh ĐH 2019 yêu cầu thí sinh dự tuyển vào các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề phải đạt học lực loại giỏi mới được xét tuyển vào trường y với các yêu cầu cụ thể. Chẳng hạn, đối với ngành y đa khoa, y học cổ truyền, răng hàm mặt: Tốt nghiệp THPT, học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Đối với các ngành còn lại: Tốt nghiệp THPT, học lực lớp 12 xếp loại khá.

Những quy định này tác động không ít đến việc xét tuyển của nhiều trường ĐH. Vì trên thực tế, năm 2018 có nhiều trường xét tuyển vào khối ngành khoa học sức khỏe theo phương thức học bạ THPT.

Đã nhập học, không xét tuyển trường khác

Ở những năm trước, tổng chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức dùng điểm thi THPT quốc gia chiếm khoảng 75%. Thế nhưng, với xu hướng đa dạng hóa phương thức xét tuyển để tăng nguồn tuyển, dự đoán tỉ lệ xét tuyển của các phương thức không dùng điểm thi THPT quốc gia có thể lên đến hơn 30%; cá biệt có nhiều ngành ở một số trường, tỉ lệ xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia giảm chỉ còn 50%-60%.

Quy chế tuyển sinh năm nay bổ sung một quy định mới (điểm d khoản 1 điều 19) về việc xét tuyển ở các trường không sử dụng kết quả thi THPT quốc gia. Theo đó, thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định, thông qua việc nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi vào một trường và không được tham gia xét tuyển ở các trường khác. Hiệu quả “chống ảo” của quy định này rõ ràng cao hơn nhiều vì sẽ tác động trực tiếp đến một lượng khá lớn thí sinh xét tuyển theo phương thức học bạ THPT và phương thức dùng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL). Ước lượng số thí sinh đăng ký tham dự ở các trường ĐH có tổ chức kỳ thi ĐGNL năm 2019 có thể lên đến khoảng 90.000, trong đó riêng 2 đợt thi ĐGNL của ĐHQG TP HCM có thể lên đến 50.000-60.000.

 

Tất nhiên, các trường ĐH rất muốn tránh tình trạng “trúng tuyển ảo” như những năm qua, gây khó khăn không ít cho các trường trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo. Tác động rõ rệt nhất dự đoán được là các trường ĐH sẽ “đua nhau” thông báo yêu cầu thí sinh trúng tuyển theo các phương thức không dùng điểm thi THPT quốc gia phải xác nhận nhập học (nộp giấy chứng nhận kết quả thi bản chính) ngay sau khi có kết quả thi THPT quốc gia và trước ngày xét tuyển đợt 1 của phương thức dùng điểm thi THPT quốc gia. Bên cạnh đó, cũng cần quy định rõ hơn đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ THPT đã tốt nghiệp từ những năm trước được trúng tuyển theo phương thức xét học bạ THPT nhưng đã làm mất giấy chứng nhận kết quả thi của mình. 

Điểm sàn ngành y là cần thiết

Trong năm 2018, khối ngành khoa học sức khỏe chỉ đứng thứ 4 về số lượt nguyện vọng đăng ký xét tuyển, nhưng nếu xét về số lượt nguyện vọng/chỉ tiêu xét tuyển thì tỉ lệ này ở ngành khoa học sức khỏe lại đứng thứ ba. Là một ngành đặc thù, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng con người, nên việc đặt mức điểm ngưỡng xét tuyển cho khối ngành khoa học sức khỏe có cấp giấy chứng nhận hành nghề là điều cần thiết. Tuy nhiên, quy định xét tuyển vào khối ngành khoa học sức khỏe có cấp giấy chứng nhận hành nghề bằng các phương thức khác phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi xem ra không tác động nhiều vì trên thực tế, điểm trung bình năm học lớp 12 của các trường THPT thường được cho rất cao.

3.000 học sinh dự “Đưa trường học đến thí sinh 2019” tại tỉnh Bình Định

Lúc 14 giờ hôm nay (16-3), chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2019” do Báo Người Lao Động tổ chức sẽ diễn ra tại tỉnh Bình Định (Trường THPT Trưng Vương, TP Quy Nhơn), Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Định truyền hình trực tiếp.

Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định huy động 3.000 học sinh tới tham dự chương trình, gồm các trường: THPT Lê Quý Đôn, THPT Quốc Học, THPT Trần Cao Vân, THPT Nguyễn Thái Học, iSchool Quy Nhơn, THPT Hùng Vương, THPT Quy Nhơn, Phổ thông Dân tộc nội trú – THPT Bình Định, THPT Trưng Vương. Sở cũng yêu cầu học sinh những trường THPT trên địa bàn các huyện, thị xã tạo điều kiện cho học sinh lớp 12 của trường được theo dõi truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Định.

Ban tư vấn của chương trình gồm: TS Nguyễn Đức Nghĩa – nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam; TS Đặng Thị Ngọc Lan – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing; ThS Trần Đình Huyên – Trưởng Ban Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2; TS Hoàng Công Tú – Phó Phòng Đào tạo Trường ĐH Quy Nhơn; ThS Nguyễn Văn Nhật – Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo kinh tế tài chính ngân hàng Trường ĐH Ngân hàng TP HCM; TS Nguyễn Phước Sơn – Khoa Công nghệ may và thời trang Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM; TS Hồ Hữu Thụy – Trưởng Khoa Kế toán Kiểm toán Trường ĐH Mở TP HCM; TS Nguyễn Trọng Tuấn – Trưởng cơ sở An Phú Đông Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; ThS Nguyễn Sỹ Quỳnh – Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn; ThS Trần Thanh Bình – Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bình Định.

Tại chương trình, các chuyên gia sẽ giải đáp những thắc mắc về điểm mới trong quy chế thi, xét tuyển năm 2019; tư vấn chọn trường, chọn ngành; chia sẻ về thành công trong nghề nghiệp…

Chương trình đồng thời được tường thuật trực tuyến tại nld.com.vn và fanpage Đưa trường học đến thí sinh (https://www.facebook.com/duatruonghocdenthisinh/).

Chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2019” do Báo Người Lao Động phối hợp các sở GD-ĐT; đài truyền hình; trường ĐH, CĐ; các trường THPT tổ chức cùng các đơn vị đồng hành – tài trợ: Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ, Công ty CP Phân bón Bình Điền, Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank), Công ty CP Xe khách Phương Trang (Futa BusLines), Tập đoàn Vingroup – Công ty CP, Sun World Bà Nà Hills; cùng các đơn vị hỗ trợ: Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn.

TS NGUYỄN ĐỨC NGHĨA
 Nguồn: nld.com.vn – 

  Các bạn có nhu cầu tư vấn chọn ngành, chọn trường, vui lòng để lại thông tin tại đây, hoặc liên hệ qua số hotline: 09.8888.0000 ( Tư vấn hoàn toàn miễn phí 24/7)

 VN EduWork  Việt Nam có chức năng tương đương PHÒNG TUYỂN SINH của các trường liên kết, nhằm tạo điều kiện cho Học viên có thể làm thủ tục đăng ký nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của các Trường.

Quý Phụ huynh và học viên đăng ký tư vấn trực tuyến hoặc ghi danh tại địa chỉ:

Địa chỉ: + P408 Nhà D- Số 3 Chùa Láng- Đống Đa- Hà Nội

              + P310 Sô 1 Hoàng Đạo Thúy- Thanh Xuân- Hà Nội

              +  Cơ Sở Hồ Chí Minh: 259 Dương Quảng Hàm- P6- Gò Vấp- TP. Hồ Chí Minh 

Điện thoại: 024.8888.0000 | Hotline: 09.8888.0000

WEBSITE: https://vneduwork.com/

Email: info@vneduwork.com

Đánh giá
Ý kiến bình luận

Đăng ký khóa học và nhận tư vấn

09.8888.0000